1
Bạn cần hỗ trợ?

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề thiết yếu đối với không chỉ người mẹ mà còn tác động trực tiếp đến cả thai nhi. Đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì là hai thời điểm vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ bầu đã biết được những thực phẩm nào tốt cho bà bầu và những thực phẩm bà bầu nên tránh xa chưa? Những thông tin dinh dưỡng dưới đây sẽ cảnh báo mẹ bầu 25 loại thực phẩm tuyệt đối nên kiêng cử trong quá trình mang thai.

1. Không được uống nước ép hoa quả mua sẵn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn. Song lời khuyên tốt nhất từ các chuyên gia dinh dưỡng là các mẹ bầu nên tự ép nước hoa quả ở nhà và chỉ sử dụng những trái cây tươi, có nguồn gốc an toàn.

nuoc-ep-cong-nghiep
Không sử dụng các loại nước ép không có nguồn gốc rỗ ràng.

2. Không ăn thịt chưa nấu chín trong suốt thai kỳ
Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như beefsteak, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác không tốt cho sức khỏe thai kì. Chưa kể đến trường hợp thịt sống còn mang mầm bệnh, dịch tả, kí sinh trùng vô cùng nguy hiểm.

3. Bà bầu không được ăn phô mai tươi và phô mai loại mềm trong suốt thai kỳ
Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con, bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

4. Bà bầu không được ăn thịt gia cầm sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống bởi chúng có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.

5. Không ăn cá có chứa thủy ngân
Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủy ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng… Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.

6. Không ăn sushi trong suốt thai kỳ
Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế cũng đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.

7. Không ăn bánh có trứng sống trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín.

Cần đảm bảo lòng đỏ và lòng trắng trứng đã chín kĩ sau khi nấu chín.

Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng – trứng đánh bông mà không qua nướng chín.

8. Bà bầu không được ăn Salad trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích… Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.

9. Mẹ bầu không được ăn Thịt nguội và xúc xích trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ
Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.

Hạn chế sử dụng thịt nguội, nên nấu chín kĩ trước khi ăn.

10. Không ăn rau củ quả chưa rửa
Mang thai là cả một quá trình thay đổi và bận rộn, nhưng không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.

11. Mẹ bầu không được ăn rau mầm
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.

12. Không ăn Pate
Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.

13. Mang thai không được ăn động vật có vỏ sống
Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. “Thủ phạm” bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì chúng ta cũng không nên dùng.

14. Mang thai không được ăn hải sản hun khói trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ:

Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.

15. Mang thai không nên uống sữa chưa được tiệt trùng
Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.

16. Mang thai nên kiêng ăn đồ buffet
Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.

17. Mang thai không nên ăn dưa muối
Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Ăn dưa muối có thể làm tăng dịch dạ dày hoặc gây trào ngược dạ dày thực quản, đau bụng, buồn nôn, khó chịu.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

18. Bà bầu không kiêng ăn gừng héo trong 3 tháng đầu mang thai
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

19. Mang thai không nên uống caffein
Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.

caffein-me-bau-nen-tranh
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng caffein trong suốt thai kì.

20. Mang thai không nên uống đồ uống có cồn
Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng…

21. Mang thai nên kiêng ăn giá đỗ không có rễ
Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

22. Bà bầu không nên ăn măng tươi trong suốt 9 tháng thai kỳ
Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.
Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

23. Sắn (khoai mì)

Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ.

Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn (khoai mì).

Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước ít nhất 1 giờ, trong khi luộc không được đậy nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.

24. Mang thai không nên ăn củ dền
Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên đó lại là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, hoàn toàn không liên quan đến việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu. Củ dền có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu, đặc biệt dễ gây ngộ độc ở trẻ em. Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.

25. Khi mang thai, không nên để thức ăn vào túi – hộp xốp
Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ.

Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Thai Nhi
Mẹ bầu nên lựa chọn thức ăn cho bé khoẻ

Tùy theo cơ thể và hoàn cảnh của mỗi mẹ bầu mà chúng ta có sự lựa chọn thông minh nhất cho quá trình thai kì các mẹ nhé! Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh là một trong những yếu tố cần thiết cho cả thai kì khỏe mạnh.

Bên cạnh đó các mẹ cũng đừng quên vận động đều đặn, hoặc lựa chọn những hình thức chăm sóc cơ thể như massage bầu nhẹ nhàng để cả mẹ và con cùng khỏe nhé!

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

%d bloggers like this: